KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1. Ngành Kinh doanh thương mại là gi?
Nền kinh tế phát triển, hoạt động mua bán ngày càng sâu rộng với quy mô ngày càng lớn, đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương mại được hiểu là sự đầu tư nhân lực, tài chính nhằm tìm kiếm cơ hội thị trường, thực hiện các hoạt động mua và bán hàng hóa/dịch vụ để kiếm lợi nhuận.
Ngành Kinh doanh thương mại được xem là một sự lựa chọn hợp lý cho các bạn yêu thích ngành kinh doanh. Ngành học đào tạo ra nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh thương mại, cụ thể thực hiện các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng. Bởi hoạt động thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu trung gian thúc đẩy phân phối nguồn lực, lưu thông, luân chuyển hàng hóa trên thị trường đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại khoảng 150.000 doanh nghiệp/năm. Tạp chí nhịp cầu đầu tư cho biết: “3 ngành có nhu cầu tuyển dụng phát triển thần tốc theo phản hồi của nhà tuyển dụng là sản xuất, buôn bán, xây dựng”. Ngoài ra, Jobstreet.com Việt Nam đã thực hiện khảo sát với 370 nhà tuyển dụng (năm 2016) thì có gần 70% nhu cầu tuyển dụng cho bộ phận kinh doanh/bán hàng. Điều này mở ra cơ hội việc làm cao cho ngành Kinh doanh thương mại.

2. Tố chất phù hợp với ngành Kinh doanh thương mại?
Các tố chất cần thiết  đối với nghề nghiệp Kinh doanh thương mại được nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra là tự tin, năng động, nhạy bén nắm bắt và xử lý thông tin, giao tiếp khéo léo và ứng xử linh hoạt, lắng nghe và thấu hiểu, tư duy logic, kiên nhẫn.

3. Học ngành Kinh doanh thương mại tại Trường Cao đẳng Thương mại?
Học ngành Kinh doanh thương mại, người học được trang bị  kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh doanh, quản lý và kinh doanh thương mại; có kỹ năng thực hành thành thạo về mua bán hàng/tư vấn mua bán hàng; phát triển thị trường, phát triển kênh phân phối; chăm sóc khách hàng; xúc tiến bán hàng; kinh doanh trực tuyển (marketing trực tuyến), vận chuyển; lưu kho, bao gói; có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt trong công việc và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm hỗ trợ rất nhiều cho công việc ra khi ra trường như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thiết lập mục tiêu và quản lý thời gian,… mà các nhà tuyển dụng thực sự cần.

4. Trải nghiệm trong quá trình học tập tại Trường Cao đẳng Thương mại?
Người học được tham gia các hoạt động ngoại khóa như tìm hiểu ngành học, phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp, được tham  quan thực tế doanh nghiệp về văn phòng làm việc, cơ sở vật chất và định hướng công việc của ngành; được trao đổi về các chuyên đề hướng nghiệp cùng với chuyên gia tại doanh nghiệp về kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng viết hồ sơ tìm việc, kỹ năng phỏng vấn. Ngoài ra, người học còn được tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn trường, liên chi đoàn khoa Quản trị kinh doanh và các CLB đội nhóm tổ chức nhằm rèn luyện, bổ sung kỹ năng cần thiết ngoài kiến thức chuyên môn.

5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp?
Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại với vị trí nhân viên trực tiếp tác nghiệp như bán hàng/ tư vấn bán hàng; phát triển thị trường, phát triển kênh phân phối; chăm sóc khách hàng; kinh doanh thương mại điện tử; vận chuyển, giao nhận; kho hàng; mua hàng; xúc tiến bán hàng; phụ trách ngành hàng.
Công việc cụ thể:
– Phát triển thị trường, phát triển hệ thống phân phối: Nhận diện cơ hội thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; xây dựng kế hoạch và thiết lập và phát triển hệ thống phân phối;
– Chăm sóc khách hàng: Xây dựng quan hệ với khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng;
– Xúc tiến bán hàng: Xây dựng ngân sách xúc tiến; xây dựng chương trình xúc tiến, tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến, đánh giá hiệu quả công cụ xúc tiến;
– Vận chuyển hàng hóa: Tiếp nhận và xử lý các thông tin về hàng hóa; tính toán cước phí và chi phí thuê phương tiện vận chuyển; lập và xử lý các chứng từ giao nhận;
– Bao gói và lưu kho: Tiếp nhận, bảo quản, xuất kho hàng hóa; xử lý các chứng từ kho trên sổ sách và phần mềm quản lý kho; theo dõi, cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình lưu kho; lựa chọn, đóng gói, dán nhãn bao bì phù hợp;
– Vận dụng công cụ Marketing trực tuyến vào hoạt động bán hàng: Website, Google Adwords, SEO, Facebook, E-mail, sử dụng video/hình ảnh trong quảng cáo;
– Mua hàng: Lập và triển khai kế hoạch mua hàng;
– Bán hàng: Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng.
Cơ hội thăng tiến:
Sau một thời gian làm việc, có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn như: Trưởng bộ phận bán hàng, Trưởng ngành hàng, Phụ trách/Giám sát bán hàng khu vực, Cửa hàng trưởng, Trưởng bộ phận kho hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ nhận hồ sơ: Trung tâm Đối ngoại – Truyền thông – Tuyển sinh, Trường Cao đẳng Thương mại, Số 45, đường Dũng Sĩ Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng;
Số điện thoại tư vấn và hỗ trợ thí sinh: 0901.645.245 – 0859.645.245 – 0236.3780525
Website: www.cdtm.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/cdtm.edu.vn

NGÀNH ĐÀO TẠO LIÊN QUAN