fbpx

Trịnh Phạm Nhã Uyên

Họ và tên: Trịnh Phạm Nhã Uyên
Sinh ngày: 01/11/1995
Lớp: 08QD7.1
Niên khóa: 2015-2017
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Chức vụ: Event Planner
Đơn vị công tác hiện nay: Công ty TNHH Truyền thông & Du lịch Huyền Thoại Việt Điện thoại: 0762.645.026
Email: uyentrinh0111@gmail.com
Facebook: Nhã Uyên
Phương châm học tập và làm việc:Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường, thành công sẽ đến với bạn. Áp lực sẽ luôn tạo ra kim cương

Mệt thì trốn học. Nhưng nhớ xin phép đấy!

Tôi đã từng ham chơi, từng trốn học, từng lười biếng,….

Tôi đã từng thất vọng vì kết quả học tập yếu kém của những ngày đầu bước vào trường. Nhưng cũng đã từng hãnh diện vì những gì mình đã thay đổi, đã đạt được. Và cũng từng hãnh diện vì đã từng là thành viên của Cao đẳng Thương mại. Tôi đã qua đi cái thời ngây ngô, vô tư khi còn là cô sinh viên của Trường Cao đẳng Thương mại. Cái thời mà tôi nghĩ bất cứ ai sau khi đã trải qua gánh nặng cơm áo gạo tiền đều muốn quay trở về.

Tôi năm ấy bước chân vào trường với một hành trang non nớt. Tôi vụng về trong cách học, trong cách sắp xếp việc dung nạp kiến thức. Việc đó làm cho tôi nhận được một kết quả kém ngay trong năm đầu tiên học tại trường. Đó không phải là cú sốc đối với tôi, nhưng lại buộc tôi phải tự vấn với bản thân rằng tại sao hàng ngàn sinh viên đã làm được, còn tôi thì không?

Năm hai, tôi bắt đầu vạch ra chiến lược học tập mới. Tôi cố gắng học hỏi và xin ý kiến của những “cao nhân” đi trước. Mặc dù tôi phải làm thêm để trang trải cho học phí và cuộc sống cá nhân hàng ngày, nhưng tôi vẫn ưu tiên việc học. Lấy việc học làm thú vui, nhưng khi mệt quá, tôi vẫn hay rủ lớp trưởng của tôi…cùng trốn học. Tôi không nghĩ việc đến trường thường xuyên sẽ giúp mình trở nên giỏi. Nhưng không đến trường thường xuyên không có nghĩa là không thường xuyên dung nạp kiến thức. Nghỉ bữa học nào, phải lập tức tìm cách bù vào lỗ hổng ấy. Tôi gặp một vài giảng viên tận tâm nhưng khó tính. Đi học muộn là không được vào lớp. So với việc bỏ về của các sinh viên khác, tôi chọn cách cầm vở đứng lì học lỏm ở cầu thang hoặc cửa lớp. Tôi biết thể nào tôi cũng được giảng viên động lòng cho vào, hoặc dù có không cho đi chăng nữa, tôi cũng không mất bài học quan trọng hôm ấy. Tuy nhiên chưa có buổi học nào tôi không được cho vào lớp. Giảng viên của tôi, tất cả đều đáng yêu và thương chúng tôi lắm.

Tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá của trường cũng là một cách khiến tôi an tâm về thành tích rèn luyện để mà để tâm hơn cho việc học. Như đã kể, tôi vẫn trốn học mỗi lúc thấy mệt, nhưng vẫn không quên gọi điện xin phép thầy cô lịch sự và lễ phép. Thầy cô dễ thương lắm, khó tính nhưng có làm khó sinh viên bao giờ đâu.

Những kỳ học cuối, tôi được học chuyên sâu hơn về chuyên ngành tôi theo đuổi. Tôi chuyên tâm cho đơn vị mà tôi đăng kí thực tập. Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, tôi miệt mài cống hiến cho công ty về cả kiến thức, kĩ năng và đạo đức, những thứ mà thầy cô đã tận tình chỉ dạy cho tôi.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã trở thành nhân viên chính thức của công ty. Trong công việc được giao, tôi tự tin áp dụng những kiến thức chuyên môn, những bài học về kĩ năng mềm mà tôi đã được học tại Trường. Thi thoảng, gặp một vài vấn đề trái ngành buộc phải giải quyết làm tôi nhớ đến ngày xưa, những ngày tham gia toạ đàm giữa sinh viên và nhà trường, tôi từng “mạnh dạn” đứng lên phát biểu “Tại sao em theo chuyên ngành Du lịch mà lại bắt em học các môn về kế toán?”. Hồi ấy những giải đáp của nhà trường có thoả mãn được suy nghĩ bướng bỉnh của tôi đâu. Nhưng nay đã đi làm, ngay khi được chính thức “ra đời” tôi mới thấy rằng chẳng có gì là thừa thãi.

Tôi vẫn luôn biết ơn những gì tôi đã được thầy cô dạy dỗ và truyền đạt. Cảm ơn thầy cô vì đã tiếp cho tôi động lực và kiến thức để vượt qua những năm tháng khó khăn thời sinh viên, cảm ơn thầy cô vì đã tiếp lửa và xây dựng cho tôi một nền tảng kiến thức vững chắc để bước vào đời.

Tôi hy vọng rằng, các sinh viên đang và sẽ theo học tại Trường Cao đẳng Thương mại hãy luôn tìm tòi và học hỏi, cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng. Tương lai không ở đâu xa, nó nằm ngay trên chính đôi bàn tay và khối óc của các bạn.

“Kiến thức là yếu tố cốt lõi để bước vào đời. Nhưng kĩ năng mới là thứ đầu tiên người ta nhìn đến”

Một số hình ảnh về Trịnh Phạm Nhã Uyên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN